
Album ảnh














































































































































































































Chi tiết tin
Mô hình nuôi “Lele và trồng màu” của anh Nguyễn Văn Đỡ, sinh năm 1975, ấp Hòa Thạnh, xã Đồng Thạnh và mô hình nuôi “Vịt Trời và cá ” của anh Lê Văn Thảnh, sinh năm 1966, ấp Lợi An, xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây.
Anh Lê Văn Thảnh đang chăm sóc đàn Vịt Trời
Trong những năm qua với sự chăm lo, hỗ trợ của Nhà nước, các đoàn thể cùng với sự nổ lực nhạy bén của bản thân, nhiều hộ gia đình đã phấn đấu trở thành những điển hình về phát triển kinh tế gia đình, với nhiều mô hình “Độc Lạ” nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Trong đó phải nói đến mô hình nuôi “Lele và trồng màu” của anh Nguyễn Văn Đỡ, sinh năm 1975, ấp Hòa Thạnh, xã Đồng Thạnh và mô hình nuôi “Vịt Trời và cá ” của anh Lê Văn Thảnh, sinh năm 1966, ấp Lợi An, xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây.
Với mô hình nuôi “Lele và trồng màu” của anh Nguyễn Văn Đỡ và chị Lương Thị Kim Tuyết sinh năm 1980, cư ngụ ấp Hòa Thạnh, xã Đồng Thạnh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ của người thanh niên trở về địa phương năm 1996, cuộc sống gia đình anh Đỡ gặp nhiều khó khăn thuộc diện hộ cận nghèo, anh phải đi làm thuê làm mướn khắp nơi để kiếm cái ăn cho gia đình, nhưng với tinh thần chịu thương, chịu khó, học hỏi cách làm ăn của anh em, năm 2010 anh đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi “Lele”, anh lên líp, rào dậu khoảng 500 m2 đất, trồng cây lấy bóng mát, rau muống và cỏ…để tạo điều kiện cho Lele thích nghi gần với thiên nhiên hoang dã. Lúc đầu chỉ với đôi cặp Lele giống được anh em giúp đỡ, sau đó Lele đẻ và tự ấp, đến nay anh tạo được đàn Lele bố mẹ gần 30 cặp (60 con). Trung bình mỗi năm Lele bố mẹ đẻ 02 lứa/năm, mỗi lứa đẻ từ 10 đến 13 trứng và tự ấp, khoảng 25-27 ngày thì nở con. Lele con từ 01–03 tháng tuổi giá trung bình khoảng 400.000 đồng - 500.000 đồng/cặp, Lele trưởng thành từ 06 tháng tuổi trở lên giá từ 1.000.000 đồng- 1.200.000 đồng/cặp…đặc biệt Lele không bị bệnh, hiệu quả kinh tế cao, nên được bà con ưa chuộng. Mỗi năm anh chia sẽ cho bà con khoảng 150 cặp Lele, trừ các khoảng chi phí anh còn lãi gần 60 triệu đồng/năm…Ngoài ra, anh còn thuê 4.000 m2 đất để trồng ớt và bắp, vào thời điểm ớt sốt giá 70.000đ - 80.000 đ/kg anh trúng lớn, lãi gần 200 triệu đồng, cũng từ năm 2016, anh thật sự thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng và xây dựng được nhà cửa khang trang từ đôi bàn tay của mình. Anh Nguyễn Văn Đỡ vui vẽ tâm sự, chia sẽ kinh nghiệm trong chăn nuôi như sau: “Hoàn thành nghĩa vụ của người thanh niên trở về địa phương, cuộc sống của gia đình tôi rất khó khăn thuộc hộ cận nghèo, được sự giúp đỡ của các đoàn thể địa phương và các anh em có kinh nghiệm trong chăn nuôi Lele đã hướng tận tình, đến nay đàn Lele của tôi phát triển tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao, bên cạnh đó những “Luống màu, líp ớt” cũng là nguồn thập nhập chính của gia đình và đã thật sự giúp tôi thoát nghèo bền vững”.
Đến ấp Lợi An, xã Đồng Thạnh chúng tôi gặp anh Lê Văn Thảnh, sinh năm 1966, với mô hình “Vịt Trời và cá”, nhìn đàn Vịt Trời gần 1.000 con, vừa vịt đẻ và vịt thịt mà anh đang chăm sóc cho vịt ăn, dội chuồng, cho thấy anh Thảnh là một nông dân chịu thương, chịu khó, tìm tòi học hỏi trong chăn nuôi. Anh cho biết quê gốc tại xã Bình Phú, huyện Gò Công Tây, do điều kiện kinh tế khó khăn, trãi qua nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng vẫn không ổn định…Qua tìm hiểu các mô hình nông dân làm kinh tế giỏi từ báo, đài, năm 2017 anh lên tận Bình Dương tìm mua 500 con Vịt Trời sinh sản về nuôi và mướn 0,85 ha đất tại ấp Lợi An, để xây dựng mô hình chăn nuôi như: trên nhà sàn nuôi vịt, dưới nước thì anh thả 5.000 con cá tra, trê, phi… để khi dội chuồng vịt xuống thì cá ăn, đây là một mô hình “Nhất cử lưỡng tiện”. Bên cạnh đó vịt đẻ trứng anh cho vào máy ấp, nên tỷ lệ nở rất cao, giá hiện tại 01 con vịt con mới nở là 1.200 đồng/con, năm vừa qua anh đã cung cấp hơn 3.000 con Vịt Trời giống và vịt thịt cho bà con lân cận và các nhà hàng thành phố, trừ các chi phí anh còn lợi nhuận gần 80 triệu đồng…ngoài ra anh còn thu hoạch từ 6-7 tấn cá các loại, trừ các khoảng chi phí anh còn lãi khoảng 40-50 triệu đồng/năm. Tính tổng lợi nhuận từ Vịt Trời và cá trừ các khoảng chi phí anh còn lãi hơn 100 triệu đồng/năm, anh Lê Văn Thảnh cho biết: “Lúc đầu khởi nghiệp tôi gặp khó khăn, nhưng với ý chí vươn lên, cộng với lòng đam mê học hỏi đã giúp tôi thành công như hôm nay với nguồn thu nhập ổn định và tôi luôn chia sẽ kinh nghiệm chăn nuôi cho bà con địa phương để cùng nhau phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng”. Ông Nguyễn Ngọc Lạc, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây cho biết: “Hiện nay Hội Nông dân xã Đồng Thạnh luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho hội viên nông dân tiếp cận được với khoa học kỹ thuật từ khâu chăn nuôi, trồng trọt để người dân nắm bắt những mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình mình, từ đó vươn lên thoát nghèo bền vững và làm giàu chính đáng”.
Từ hộ khó khăn kinh tế không ổn định nhưng với tinh thần cầu tiến, chịu khó học hỏi từ những mô hình làm kinh tế giỏi, 02 nông dân Nguyễn Văn Đỡ và Lê Văn Thảnh đã mạnh dạn phát triển mô hình chăn nuôi “Độc Lạ” mang laị hiệu quả cao, thoát nghèo bền vững, thật đáng trân trọng./.
Nguyễn Quyền