
Album ảnh














































































































































































































Chi tiết tin
Sáng ngày 12-5-2023, tại hội trường Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Tây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn xây dựng hồ sơ, quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Tham dự hội nghị có ông Hồ Đào Ngạn - Trưởng Phòng Kinh tế - Hợp tác - Chi Cục Phát triển Nông thôn tỉnh, bà Lê Thị Thanh Minh - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Tây, cán bộ, lãnh đạo Ủy ban nhân dân 13 xã, thị trấn, đại diện các Hợp tác xã, các chủ thể cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có sản phẩm đăng ký sản phẩm OCOP trên toàn địa bàn huyện.
Hội nghị tập huấn hướng dẫn xây dựng hồ sơ, quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
Tại hội nghị các đại biểu đã được nghe triển khai nội dung của Kế hoạch số 380/KH-UBND ngày 07/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm. Trong đó nhấn mạnh các địa phương trong toàn tỉnh tiếp tục chú trọng triển khai có hiệu quả chương trình Mỗi xã một sản phẩm còn gọi là chương trình OCOP gia đoạn 2022-2025 một cách đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở, xác định mục tiêu nhiệm vụ, nội dung, kết hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các ngành và đơn vị có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị, xây dựng Nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững. Xác định chương trình OCOP là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng của tất cả các địa phương. Các xã phải nhạy bén, sáng tạo từ đó phát huy tiềm năng lợi thế và truyền thống đặc thù địa phương, tạo ra sức mạnh cộng đồng trong sản xuất và hình thành các sản phẩm đặc sản có giá trị kinh tế cao và mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống. Mục tiêu cụ thể của chương trình OCOP tỉnh đề ra trong giai đoạn 2022-2025 là củng cố và nâng cấp các sản phẩm đã được đánh giá và phân hạng giai đoạn trước, ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn.
Trong hội nghị, các đại biểu còn được nghe hướng dẫn cụ thể về cách thức xây dựng hồ sơ, quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP phù hợp với đặc thù địa phương. Đẩy mạnh công tác truyền thông thường xuyên nhằm làm thay đổi tư duy của cán bộ và Người dân, các tổ chức, nhà sản xuất hiểu rõ về lợi ích, giá trị kinh tế tích cực trong thực hiện chương trình OCOP, từ đó kích thích tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất mạnh dạn đầu tư, phát triển sản xuất, tạo điều kiện và động lực cho người sản xuất mạnh dạn đầu tư phát triển các sản phẩm lợi thế của từng vùng trong phạm vi toàn tỉnh. Được biết, hiện nay, huyện Gò Công Tây đã có 8 chủ thể sản xuất với 31 sản phẩm đươc công nhận sản phẩm OCOP, đây cũng là một kết quả rất phấn khởi để ngành chức năng huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền phát triển thêm nhiều sản phẩm OCOP trong thời gian tới, góp phần quảng bá, thúc đẩy kinh tế sản xuất kinh doanh của huyện nhà ngày càng phát triển hơn.
Kim Lan - Nguyễn Quyền