
Album ảnh














































































































































































































Chi tiết tin
Ngày 13/5/2023, tại trụ sở Công Ty Đông trùng hạ thảo Thiên Ân, xã Vĩnh Hựu huyện Gò Công Tây, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Gò Công Tây tổ chức sơ kết đánh giá hiệu quả của thực hiện mô hình trồng cây đậu nành rau luân canh với cây bắp gắn liền bao tiêu sản phẩm. Tham dự buổi sơ kết có ông Mai Đức Tấn - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Gò Công Tây, bà Lê Thị Thanh Minh - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, đại diện Công Ty Thabico Tiền Giang cùng lãnh đạo Ủy ban nhân dân 02 xã: Long Vĩnh, Vĩnh Hựu, gần 60 hội viên nông dân tiêu biểu của xã: Long Vĩnh và Vĩnh Hựu.
Đại biểu tham quan mô hình trồng cây đậu nành rau tại khu vực vùng trồng cây của Công ty Đông trùng hạ thảo Thiên Ân
Trước khi đi vào chương trình hội thảo, các đại biểu khách mời được tham quan thực tế mô hình trồng cây đậu nành rau tại khu vực vùng trồng cây của Công ty Đông trùng hạ thảo Thiên Ân, qua thăm đồng đánh giá sau thời gian gần 2 tháng xuống giống cây đậu nành rau hoàn toàn thích hợp trồng dưới chân ruộng, trồng được trong mùa khô hạn, ít hao nước tưới, có thể lắp hệ thống tưới tự động phun nước tiết kiệm, cây đậu nành rau rất ít khi bị sâu bệnh, quy trình trồng người nông dân ưu tiên sử dụng các sản phẩm sinh học, hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật để cho ra sản phẩm sạch an toàn thực phẩm. Đây là mô hình được ngành Nông nghiệp huyện Gò Công Tây giới thiệu nhân rộng tại các xã cho thu hoạch năng suất lợi nhuận ổn định cho bà con nông dân.
Thời gian qua, mô hình trồng cây đậu nành rau dùng lấy trái tươi để tách hạt dùng trong chế biến thực phẩm được triển khai trồng trên địa bàn các xã Đồng Thạnh, Đồng Sơn của huyện Gò Công Tây bước đầu cho thấy tính hiệu quả ổn định. Đây là mô hình sản xuất nông sản theo hướng nông sản sạch, liên kết sản xuất, tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp của huyện nhà. Qua đó còn nhằm đa dạng hóa cơ cấu cây trồng góp phần thực hiện tốt Đề án chuyển đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng theo hướng có lợi cho nông dân.
Sơ kết Mô hình trồng cây đậu nành rau luân canh với cây bắp gắn với bao tiêu sản phẩm
Mô hình trồng luân canh cây đậu nành rau và cây bắp trên nền đất ruộng được thực hiện tại các xã: Long Vĩnh, Vĩnh Hựu và Yên Luông trong vụ Hè Thu 2023 được thực hiện với quy mô 5 ha và được Công Ty Thabico Tiền Giang bao tiêu 100% sản phẩm cây nậu nành rau và cây bắp. Theo đánh giá của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Gò Công Tây, năng suất dự kiến của đậu nành rau khoảng trên 10 tấn/1 ha, sau khi trừ các chi phí sản xuất bà con nông dân sẽ thu lãi khoảng gần 55 triệu đồng/ha. Thời gian trồng ngắn chỉ từ 65-70 ngày là cây đậu nành rau cho thu hoạch. Ngoài ra, sau khi thu hoạch xong, thân cây đậu nành rau bà con còn dùng để làm thức ăn gia súc hoặc ủ phân xanh để cải tạo độ mỡ cho đất giảm sử dụng phân vô cơ.
Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe đơn vị tổ chức triển khai mô hình hướng dẫn về các ưu điểm lợi thế của mô hình trồng cây đậu nành rau, hướng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và Công Ty Thabico Tiền Giang đảm bảo thị trường đầu ra sản phẩm ổn định để bà con nông dân yên tâm tham gia mở rộng mô hình này trong thời gian tới đây tại huyện Gò Công Tây.
Kim Lan- Quốc Nam