
Chuyên mục
Thông báo
» Họp thống nhất điều chỉnh cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, nhiệm kỳ 2016 – 2021
» Huyện ủy Gò Công Tây tổng kết nhiệm vụ chính trị năm 2015
» Liên đoàn lao động huyện Gò Công Tây tổng kết phong trào công nhân viên chức lao động, hoạt động Công đoàn năm 2015 và sơ kết giữa nhiệm kỳ
» Nhân dân xã Long Vĩnh huyện Gò Công Tây tích cực trục vớt lục bình khai thông dòng chảy lấy nước phục vụ sản xuất vụ Thu Đông
Album ảnh














































































































































































































- Ủy ban nhân dân xã Long Vĩnh
Địa chỉ: ấp Thới An A, xã Long Vĩnh, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang
Số điện thoại: 073. 3830500
Bí thư: Đặng Công Tiên
Phó Chủ tịch HĐND: Đặng Công Tiên
Chủ tịch UBND: Huỳnh Thanh Nhân
***
I. Điều kiện tự nhiện, tài nguyên, nhân lực và tiềm năng:
1. Điều kiện tự nhiên:
-Vị trí địa lý: Xã Long Vĩnh nằm ở phía Đông Nam của huyện Gò Công Tây, cách trung tâm huyện 7 km đường giao thông bộ, nằm tiếp giáp thị trấn Vĩnh Bình - trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện, xã có 05 ấp gồm: Hưng Hòa, Thới An A, Thới An B, Vĩnh Quới và Phú Quới; có vị trí địa lý được xác định như sau:
+Phía Đông giáp xã Long Bình.
+Phía Tây giáp xã Vĩnh Hựu.
+Phía Nam giáp sông Cửa Tiểu.
+Phía Bắc giáp thị trấn Vĩnh Bình và xã Thạnh Trị.
-Diện tích: Xã có diện tích tự nhiên là 12,795 km2, dân số năm 2014 là 9.313 người, mật độ trung bình là 773 người/km2
-Đặc điểm địa hình, khí hậu: Xã có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ trung bình từ 0,5 - 1.2m có xu hướng thoải dần từ Tây sang Đông. Nhìn chung xã mang những nét đặc trưng của khí hậu đồng bằng châu thổ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa mưa, nắng rõ rệt; nhiệt độ trung bình trong năm tương đối cao: 27,90C, biên độ nhiệt độ giao động giữa ngày và đêm là 120C, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.435mm; độ ẩm trung bình là 82% thuận lợi cho yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
2.Tài nguyên:
-Đất đai: Diện tích đất tự nhiên: 1.279,54ha (Đất cát giồng bị phủ: 219,19ha; đất lập líp: 150,75ha; đất phù sa đang phát triển, có tầng loang lổ đỏ vàng: 817,25ha; đất sông rạch và mặt nước chuyên dùng: 92,35ha)
-Mặt nước: Tổng diện tích mặt nước trên địa bàn xã: 98,45ha, bao gồm: Diện tích mặt nước sông Cửa Tiểu và các tuyến kênh: 92,35ha và 6,01ha nuôi trồng thủy sản chủ yếu là đất ven sông và các ao, đìa có sẵn của từng hộ trong khu dân cư.
-Đánh giá lợi thế phát triển dựa trên tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên của xã: Nguồn tài nguyên về đất đai và nước mặt có nhiều tiềm năng, đất đai khá phì nhiêu, hàm lượng chất dinh dưỡng cao, thuận lợi cho trồng lúa và phát triển các loại rau màu, hệ thống kênh mương được phân bố đều trên địa bàn, đồng thời là khu vực đầu nguồn của vùng ngọt hóa nên rất thuận lợi cho phát triển sản xuất, một phần diện tích ngoài vùng ngọt hóa bị ảnh hưởng nước mặn từ tháng 01 đến tháng 4 hàng năm.
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
Số TT | Tên loại | ĐVT | Tổng cộng | Ghi chú |
TỔNG DIỆN TÍCH | ha | 1.279,54 |
| |
I | Đất nông nghiệp | ha | 1.052,17 |
|
1 | Đất sản xuất nông nghiệp | ha | 1.046,07 |
|
1.1 | Đất trồng cỏ chăn nuôi | ha | 1,29 |
|
1.1.1 | Đất trồng lúa | ha | 813,19 |
|
1.1.2 | Đất trồng cây hàng năm khác | ha | 1,41 |
|
1.2 | Đất trồng cây lâu năm | ha | 230,17 |
|
2 | Đất nuôi trồng thủy sản | ha | 6,10 |
|
II | Đất phi nông nghiệp | ha | 227,17 |
|
1 | Đất ở | ha | 44,05 |
|
2 | Đất chuyên dùng | ha | 82,16 |
|
2.1 | Trụ sở cơ quan | ha | 2,16 |
|
2.2 | Quốc phòng | ha | 1,71 |
|
2.3 | Sản xuất kinh doanh | ha | 0,17 |
|
2.4 | Mục đích công cộng | ha | 78,11 |
|
3 | Tôn giáo, tín ngưỡng | ha | 0,96 |
|
4 | Nghĩa trang, nghĩa địa | ha | 7,85 |
|
5 | Sông rạch | ha | 92,35 |
|
Nguồn: UBND xã Long Vĩnh
3. Nhân lực:
- Dân số:
+Tổng số hộ: 2.257 hộ.
+Nhân khẩu: 8.112 người/4.961 nữ.
+Hộ nông nghiệp: 1.803, chiếm: 79,88%.
+Hộ phi nông nghiệp: 454, chiếm: 20,12%.
- Lao động:
+Lao động trong độ tuổi: 4.725 người (58,25%), trong đó có 4.265 người có việc làm thường xuyên: Trong lĩnh vực nông nghiệp 2.169 người, chiếm 50,86% và trong lĩnh vực công nghiệp, TTCN, dịch vụ, xây dựng,...: 2.096 người, chiếm 49,14%.
+Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 1.379/4.725 người), đạt: 29,19%, trong đó: Sơ cấp và tương đương: 15,36% (726/4.725 người), trung cấp và tương đương: 10,39% (491/4.725 người), đại học, sau đại học: 3,43% (162/4.725 người).
4. Đánh giá thuận lợi, khó khăn về tiềm năng của xã:
Do điều kiện thuận lợi từ chương trình ngọt hóa Gò Công, cùng với những điều kiện thổ nhưỡng (1.046,07 ha đất sản xuất nông nghiệp, đất đai phì nhiêu, đầu nguồn ngọt hóa), nhân lực (lao động dồi dào: có 58,25% lao động trong độ tuổi, trong đó 29,19% có tay nghề và tiếp tục được đào tạo),... trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội xã Long Vĩnh có bước phát triển, các công trình xây dựng cơ bản như hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, trường học, nước, chợ,... được đầu tư xây dựng từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, thực trạng cơ cấu kinh tế của xã nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao (khoảng 80%), vấn đề chuyển đổi cơ cấu sản xuất vẫn còn chậm, cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ.
Xã Long Vĩnh là đầu mối về kinh tế có vị trị tiếp giáp thị trấn Vĩnh Bình là trung tâm kinh tế - xã hội của huyện, đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển. Đồng thời, nguồn lao động dồi dào, sự ổn định về quốc phòng - an ninh, hệ thống chính trị không ngừng được củng cố, nâng cao chất lượng và ngày càng vững mạnh, hạ tầng kỹ thuật đang được đầu tư xây dựng, cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển,...trong tương lai trung tâm xã sẽ trở thành khu kinh tế có tiềm năng.
II. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã được quy định tại các điều 111, 112, 114, 115, 116, 117, 118 của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003:
- Lĩnh vực kinh tế:
+ Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội; thực hiện kế hoạch đó; lập dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; quản lý và sử dụng quỹ đất; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp luật.
+ Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.
- Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và tiểu thủ công nghiệp:
+ Thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây trồng vật nuôi.
+ Xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ, thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi pham pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng, việc sử dụng nguồn nước, khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền thống tại địa phương.
- Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải:
+ Xây dựng, tu sửa đường giao thông nông thôn
+ Quản lý việc xây dựng, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng và và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định.
+ Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật.
+ Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật.
- Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa và thể dục thể thao:
+ Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp phổ cập, thực hiện xóa mù chữ cho những người rong độ tuổi.
+ Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với UBND cấp trên quản lý trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn.
+ Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hóa gia đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng chống các dịch bệnh.
+ Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao; tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa ở địa phương theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với cách mạng theo quy định.
+ Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ các gia đình khó khăn, người gia cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phương theo quy định của pháp luật.
+ Quản lý, bảo vệ, tu bổ bia tưởng niệm liệt sỉ.
- Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh:
+ Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân.+ Thực hiện công công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương.
+ Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật ở địa phương.
+ Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người nước ngoài ở địa phương.
- Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, UBND xã có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật.
- Trong việc thi hành pháp luật, UBND xã có nhiệm vụ:
+ Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền.
+ Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật./.