
Chuyên mục
Thông báo
CHUYEN MUC CHUA CO BAI VIET
Album ảnh














































































































































































































Truy cập
  Đang truy cập : 1
  Hôm nay: 37
  Tổng lượt truy cập: 1306639
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1- Vị trí địa lý:
Xã Long Bình nằm về phía đông nam của huyện Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang, bắc giáp xã Yên Luông – xã Thạnh Trị, nam giáp sông Cửa tiểu, đông giáp xã Bình Tân, tây giáp xã Long Vĩnh. Xã có diện tích tự nhiên là 1.839,67 ha. Xã được chia làm 8 ấp: Ấp Long Thới, Ninh Quới, Phú Trung, Thới Hòa, Khương Ninh, Hòa Phú, Quới An và Long Hải.
So với các xã trong huyện, xã Long Bình là một trong ba cụm kinh tế của huyện Gò Công Tây (Thị trấn Vĩnh Bình, xã Đồng Sơn và xã Long Bình) có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế toàn diện cả về nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ do có sông cửa tiểu là đầu mối đường thủy quan trọng để nối liền với tỉnh Bến Tre và Thành phố Mỹ Tho. Có đường tỉnh 877A, có đường huyện 16A, 17, 11 để giao lưu kinh tế trong và ngoài xã.
2- Đặc điểm khí hậu:
Ngoài khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc trưng của xã là có gió chướng (gió đông) rất mát mẻ, cần thiết cho sức khỏe con người cũng như sự phát triển của sinh vật, cây cối. Trong năm nắng nhiều, nhiệt độ bình quân từ 28o đến 30oC, biên độ chênh lệch giữa ngày và đêm không lớn nên thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 3. Tuy nhiên do ảnh hưởng của gió chướng nên nước mặn xâm nhập sâu, triều cường dâng cao kết hợp với nguồn nước lũ từ miền trên đổ về làm ảnh hưởng lớn đối với sản xuất, môi trường và đời sống của nhân dân ngoài đê bao.
3- Địa hình nguồn nước và chế độ thủy văn:
Địa hình của xã thấp dần từ sông Cửa tiều vào sâu trong nội đồng theo hướng nam bắc. Nguồn nước mặt của xã rất dồi dào, 8/8 ấp điều nằm trong vùng ngọt quá, có cống, đập, đê bao ngăn mặn, xả phèn. Kênh 14 là kênh trục chính để dẫn nước ngọt vào sâu trong nội đồng theo mạng lưới kênh thủy lợi để phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Chế độ thủy văn trên sông rạch, trên đồng ruộng của xã chịu sự chi phối bởi 3 yếu tố chính là: Chế độ mưa tại chổ, chế độ thủy triều của sông Cửa tiều vào Rạch 6 Thoàn (800m) và sự vận hành của chương trình ngọt hóa Gò Công bởi 2 cống chính đầu nguồn là Vàm Giồng và Xuân Hòa (huyện Chợ Gạo).
II. TÀI NGUYÊN
1. Đất đai:
Diện tích tự nhiên của xã là 1.839,67 ha, tiềm năng đất đai của xã rất thuận lợi cho các loại cây trồng với năng suất và chất lượng sản phẩm cao, trong đó chủ yếu là đất phù sa được bồi lắp từ bao đời nay, vùng đất cát pha, đất thịt chiếm toàn bộ diện tích.
2. Hiện trạng sử dụng đất đai:
Đất đai của xã được khai thác ở mức độ cao (83,6%), diện tích chưa sử dụng 16,4% là đất sông, rạch. Đất nông nghiệp 1.559,11 ha trong đó diện tích sản xuất 3 vụ lúa là 1.220 ha chiếm 78,35%, đất trồng cây lâu năm 298,33 ha chiếm 18.2%. Riêng toàn bộ diện tích lúa nước ngoài vùng ngọt hóa đều được cải tạo làm đầm nuôi tôm (36,15 ha).
Ngoài ra phù sa sông Cửa Tiểu hàng năm bồi đắp bãi sông từ 0,05 đến 0,7 ha.
III. NHÂN LỰC
1. Số hộ:
Toàn xã có 3.450 hộ trong đó hộ giàu 821 hộ chiếm 23,8%, hộ khá 1.342 hộ chiếm 38,87%, hộ trung bình 1.011 hộ chiếm 29,3%, hộ nghèo 177 hộ chiếm 5,1%.
Nhà kiên cố 286 chiếm 8,29%, nhà bán kiên cố 1.606 chiếm 46,55%, nhà thô sơ 1.558 chiếm 45,16%, 100% hộ có phương tiện nghe nhìn, 95% hộ có xe mô tô.
Nhìn chung mức thu nhập và mức sống của người dân không ngừng được nâng lên, tỷ lệ hộ khá, giàu ngày càng tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Điều kiện phục vụ đời sống tinh thần, vui chơi giải trí ngày càng đầy đủ hiện đại.
2. Nhân khẩu:
Dân số xã là 14.745 nhân khẩu trong đó người Kinh chiếm đại đa số 14.742 người (chiếm tỷ lệ 99,97%), người Hoa 01 người, người Khơ me 01 người, người Nùng 01 người. Tỷ lệ tăng dân số 1% năm.
3. Lao động trong độ tuổi:
Tổng lao động là 9.257 người chiếm tỷ lệ 62,78% (trong đó nam 4.793 và nữ 4.464. Lao động có việc làm ổn định 7.836 người chiếm tỷ lệ 84,64%.
4. Đánh giá thuận lợi, khó khăn về tình hình nhân lực của xã đối với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai:
Số lượng lao động trong độ tuổi đi học 659 người chiếm tỷ lệ 7,11%. Cơ cấu lao động phân theo ngành nghề có sự thay đổi theo hướng tích cực, trong đó tỷ lệ lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần, tỷ lệ lao động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – thương mại dịch vụ tăng dần hàng năm. Đất nông nghiệp bình quân 1.057 m2/người, nhưng so với tỷ lệ tăng dân số hàng năm thì đất đai bình quân đầu người sẽ giảm và áp lực về lao động chưa có việc làm sẽ cao hơn./.